Tấm pin Double Class, Glass on Glass, Bifacial là gì ???

Tấm pin Double Class, Glass on Glass, Bifacial là gì ???

Viết bởi: goldsunpowervn Xuất bản trong: Kiến Thức Về Pin Năng Lượng Mặt Trời Ngày tạo: 2019-04-20 Số lần truy cập: 1878 Nhận xét: 0

Solar panel

                   

Kính là một trong những thành phần không thể thiếu của mọi tấm pin năng lượng mặt trời (PV). Những tấm kín sử dụng để bảo vệ có độ bền cao, không bị ăn mòn, độ cứng cao và điều quan trọng nhất là độ trong suốt của tấm kính.

Độ cứng của kính khó có thể so với kim cương hoặc kính saphie, nhưng kính mang lại cho chúng ta những lợi điểm gần như vượt trội so với hai vật liệu kể trên.

Bởi vì kính là vật liệu chủ đạo cho bảo vệ bề mặt tấm pin. Nên trong một khoảnh khắc ý tưởng loé lên các nhà khoa học suy nghĩ về việc sử dụng chúng ở mặt sau tấm pin. Cho đến nay lý thuyết đó đã được kiểm chứng. Tuy vậy tấm pin sẽ có khối lượng lớn hơn và mức cao hơn so với tấm pin truyền thống. Và câu chuyện bắt đầu từ đây….

Một loạt các thuât ngữ ra đời

Tấm pin có hai mặt phủ bằng kính xuất hiện nhiều tên gọi như :

Glass-Glass

Double Glass

Glass-on-Glass

Dual Glass

Tấm pin Bifacial

Thuật ngữ “Bifacial” đại diện cho tấm pin khả năng đón nắng từ cả hai mặt. Điều thú vị là tấm pin Bifacila cũng có hai mặt kính ( Double Glass ).

Tấm pin Double Glass có độ bền cực tốt

Mặt kính của tấm pin chịu được các cơn mưa đá có kích thước 2.5cm.

Solar Watt một công ty chỉ chuyên sản xuất tấm pin Double Glass. 2mm là con số cực kỳ mỏng cho tấm kính mà nhà sản xuất này sử dụng cho sản phẩm của mình. Kích thước này đã giúp cho tấm pin có được trong lượng tương đương với các tấm pin thông thường. Với tổng chiều dày kính chỉ là 4mm ( 2 lớp kính 2mm ) tuy nhiên bạn sẽ phải trầm trồ khi xem đoạn video dưới đây

Tuy rằng tấm pin không bị vỡ nhưng việc tác động lực làm trầy bề mặt và sẽ ảnh hưởng đến tấm pin. Tấm pin bị uốn cong cũng có thể gây nứt gãy cell, các đường busbar của tấm pin. Nhìn một cách tổng thể, tấm pin sẽ bền hơn nhiều so với khi sử dụng tấm nhựạ ở mặt sau.

Uốn cong làm nứt gãy cell pin

SolarWatts cho biết các tấm pin thông thường bị uốn bởi lực gió lớn, tuyết đóng trên bề mặt, lực tác động mạnh ( người giậm nhảy ). Cell không những bị uốn cong mà còn bị kéo dãn ( dẫn đến nứt cell ) làm suy giảm công suất của tấm pin. Tuy nhiên điều này lại không dễ xảy ra trên tấm Double Glass

             

Với hai tấm kín, lực ép sẽ được giàn đều lên hai mặt kính và các cell pin chỉ cong theo tấm kính, trong khi với tấm pin thường cell sẽ bị gãy ngay lập tức. Nhà sản xuất nào cũng sẽ nói tốt về sản phẩm của mình. Nhưng nếu bạn không tin người Đức, thì ai mới tin được đây ?

Thuỷ tinh trơ với phản ứng hoá học

Đây chính là lý do các loại hoá chất đều sử dụng chai thuỷ tinh làm vật chứa. Do vậy giữa các cell pin và lớp epoxy với kính sẽ không bị phản ứng với nhau. Điều này giúp tấm pin mặt trời luôn bền bỉ theo thời gian.

Tấm pin Bifacial lắp đặt trên Rack sẽ giúp tối ưu hoá hiệu suất phát

Hệ thống rack giúp cho tấm pin được đưa cao lên khỏi mặt đất và nhận ánh sáng phản chiếu ở mặt sau. Theo thí nghiệm của LG trong điều kiện tốt tấm pin Bifacial có thể đạt hiệu suất 27%. Tấm pin Bifacial trên mặt bằng mái thông thường (mái ngói, mái tole….) sẽ không có không gian và bề mặt vật liệu phản xạ ánh sáng tốt.

Hiệu suất thu được sẽ tuỳ thuộc vào loại đất được thống kê ở đồ thị phía dưới đây:

        

Mặt trước của tấm pin Bifacial có hiệu suất tốt hơn mặt sau

Đây là lý do bạn không nên lắp đặt ngược chiều tấm pin, nguyên nhân là mặt sau cần không gian bố trí hộp nối dây và dây kết nối.Tấm pin Bifacial của Longi Solar, có mặt sau tạo ra công suất bằng 82,15% so với mặt trước.

Tấm pin Bifacial dùng trong các dự án lắp đặt làm mái che

Với măt kính phí sau, tấm pin Bifacial giúp không gian phía dưới nhận được ánh sáng mặt trời. Các hệ thống nhà xe hoặc nhà kính có thể sử dụng tấm pin Bifacial .

            

Các tấm pin Bifacial được bảo hành hiệu suất tốt hơn

Thông thường các tấm pin Bifacial được bảo hành hiệu suất  trên 80% sau 30 năm.